Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024
Ngày cập nhật 02/01/2024

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ I, nhiệm kỳ 2020-2025, là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm 2021-2025. Trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, những tác động tiêu cực từ lạm phát, suy thoái nền kinh tế; giá cả thị trường thường xuyên biến động; tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu, đã ảnh hưởng đến quá trình trình sản xuất, sinh hoạt, tiêu dùng của người dân. Ngay từ đầu năm, Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã chỉ đạo các ngành, cơ quan, đơn vị, các thôn thực hiện đồng bộ, linh hoạt, hiệu quả nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội trên từng ngành, lĩnh vực. Kết quả thực hiện năm 2023 cụ thể như sau:

 

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu

 

Các chỉ tiêu chủ yếu

ĐVT

Kế hoạch năm 2023

ƯTH năm 2023

Tỷ lệ TH so với KH (%)

1

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã hưởng

Tỷ đồng

1,133

3,490

308,1

 

Trong đó: Thu cân đối ngân sách xã

Triệu đồng

1.133

1.070

94,46

2

Chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn

Tỷ đồng

5,573

11,307

202,87

3

Thu nhập bình quân đầu người

Triệu đồng

42

37,9

90,24

4

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Tỷ đồng

101,715

101,827

100,11

5

Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

1.936,49

1.956,31

101,02

6

Tổng sản lượng thủy sản, trong đó:

Tấn

1.011

1.022,5

101,14

 

Nuôi trồng thủy sản

Tấn

209

217,5

104,07

 

Đánh bắt thủy sản

Tấn

802

805

100,37

7

Tổng lượt khách du lịch

Lượt

78.000

81.200

104,1

8

Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội

Tỷ đồng

81,52

82,5

101,2

9

Số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới

Tiêu chí

03

-

Không đạt

10

Tỷ lệ hộ nghèo

%

3,32

1,89

Đạt

11

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

75,5

77,84

Đạt

12

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ

Người

10

12

120

13

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì

%

0,9

0,9

Đạt

14

Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch

%

95,5

96

Đạt

2. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực

2.1. Về phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế

a) Lĩnh vực nông nghiệp: Mặc dù đầu vụ sản xuất thời tiết không thuận lợi do rét đậm rét hại, ảnh hưởng đến tình hình gieo trồng và nuôi trồng thủy sản; song vào thời kỳ sinh trưởng thời tiết thuận lợi, hoạt động sản xuất nông nghiệp năm 2023 được đánh giá được mùa khá toàn diện. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản ước 133,689 tỷ đồng, đạt 94,62% KH và bằng 106,57% so với cùng kỳ.

- Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 494,97 ha, đạt 100,22% Kế hoạch và bằng 103,04% so với cùng kỳ; trong đó, diện tích gieo trồng lúa 316,97 ha, đạt 98,17% KH và bằng 97,12% so với cùng kỳ (vụ Đông Xuân 252,72 ha/252,72 ha; vụ Hè Thu 64,25 ha/70,15 ha (5,9 ha tại xứ đồng Ông Lễ, Hạ Á, Bến Trung, Bến Nẫy, Bến Vội không sản xuất được do bị nhiễm mặn)); tỷ lệ giống xác nhận đạt trên 92%; sản lượng lương thực có hạt 1.956,31 tấn, đạt 101,02% KH, bằng 113,48% so với cùng kỳ; cụ thể: Sản lượng lúa 1.925,86 tấn (năng suất 60,76 tạ/ha, tăng 7,94 tạ/ha so với năm 2022, tăng 0,76 tạ/ha so với KH)[1], sản lượng ngô 30,45 tấn[2]. Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm khác 171 ha; sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất, sản lượng cao[3]. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích lúa thiếu nước vụ Hè Thu khoảng 66 ha sang trồng dưa hấu, dưa gang; lạc; rau muống; sắn[4].

Được sự hỗ trợ của Dự án VIE/433 thông qua Phòng NN&PTNT huyện, HTX Nông nghiệp Mỹ Hải đã triển khai thực hiện mô hình sản xuất lạc hữu cơ áp dụng theo các tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp hữu cơ Việt Nam TCVN 11041-2017: Vụ Đông Xuân gieo trồng với diện tích 7,0599 ha/113 hộ tham gia, năng suất 24 tạ/ha, tăng 09 tạ/ha so với năm 2022, sản lượng dầu ước đạt 5.930 lít; vụ Hè Thu gieo trồng 5,855 ha/113 hộ, năng suất 19 tạ/ha, tăng 01 tạ/ha so với cùng kỳ, sản lượng 3.747 lít.

Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện mô hình trồng cây Dong riềng hữu cơ; mô hình trồng cây Măng tây và mô hình trồng dừa Xiêm lùn[5]. Đến nay, 16 hộ hưởng lợi đã thu hoạch cây Dong riềng, ước năng suất 06 tạ/sào, các hộ đang tiếp tục triển khai nhân giống cho vụ sản xuất mới; cây Măng tây đã đến thời gian thu hoạch nhưng cây sinh trưởng, phát triển chậm nên bà con chưa thu hoạch được, đang tiếp tục đẩy mạnh công tác chăm sóc.

- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm tiếp tục tăng về số lượng và phát triển ổn định trong điều kiện giá thức ăn, vật tư đầu vào ở mức cao, tốc độ tăng bình quân so với năm 2022 là 4,71%. Đàn trâu, bò 352 con (tăng 3,53%); đàn lợn 3.485 con (tăng 31,36%); đàn gia cầm 59.507 con (tăng 3,49%). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước 1.054 tấn, tốc độ tăng 21,38%. Ngành chăn nuôi trên địa bàn xã đang có bước chuyển dịch từ chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ sang tập trung, theo hướng gia trại, trang trại, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh[6]. Các mô hình thuộc Chương trình 30a: Mô hình nuôi lợn thịt - lợn giống F1 (62 con, 11 hộ hưởng lợi) và mô hình nuôi gà ri lai (số lượng 2.250 con, 15 hộ hưởng lợi), đang trình hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp trên thẩm định, phê duyệt.

Chỉ đạo Thú y xã hướng dẫn Nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chăm sóc cho đàn gia súc, gia cầm, tiêu độc khử trùng, vệ sinh chuồng trại; đến nay chưa có dịch bệnh xảy ra. Công tác tiêm phòng vắc xin được chú trọng và duy trì thực hiện thường xuyên[7].

- Thủy sản: Lĩnh vực thủy sản tiếp tục duy trì phát triển và đạt được những kết quả nhất định.

+ Nuôi trồng thủy sản: Từng bước thích ứng sinh kế bền vững, người dân đã tích cực chăm sóc và tăng cường ứng dụng KHKT vào sản xuất, góp phần tăng sản lượng, giá trị thủy sản. Năm 2023, đã thả nuôi 265,58 ha/265,58 ha (nuôi nước lợ 222,44 ha; nuôi nước ngọt 43,14 ha; nuôi lồng: 51 lồng), đạt 100% KH và bằng 100% so với cùng kỳ. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2023 ước 217,5 tấn/209 tấn[8], đạt 104,07% KH, bằng 107,09% so với cùng kỳ.

Tiếp tục nhân rộng “Mô hình nuôi cua gạch trong ao đầm, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại vùng Đập Tây - Chùa Ma. Qua 04 tháng ương nuôi, 02 hộ nuôi đã thu hoạch với tổng doanh thu ước 180-200 triệu đồng/hộ, lợi nhuận 50-60 triệu đồng/hộ (tương đương 100-120 triệu đồng/ha), cao gấp 1,5-2 lần so với nuôi cua thịt. Các hộ thực hiện mô hình đã tiếp tục ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm

+ Đánh bắt thủy sản: Tiếp tục ổn định và có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ; năm 2022 trên địa bàn toàn xã có 221 thuyền khai thác thủy sản vùng nội địa và vùng biển ven bờ (84 thuyền biển ven bờ, 137 thuyền nội địa)[9]. Sản lượng đánh bắt thủy sản năm 2023 ước 805 tấn (khai thác biển 342,5 tấn, khai thác sông đầm 462,5 tấn), đạt 100,37% KH, bằng 102,16% so với cùng kỳ và chiếm 80,58% tổng sản lượng thủy sản.

Công tác quản lý mặt nước đầm phá, bảo vệ, khai thác và tái tạo nguồn lợi thủy sản được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng. UBND xã đã chỉ đạo Công an xã phối hợp với Ban Chấp hành Chi hội nghề cá Giang Xuân thường xuyên tuần tra, kiểm soát để thực hiện công tác quản lý an ninh trật tự; phòng ngừa các hoạt động vi phạm pháp luật về khai thác thủy sản trên đầm phá[10]. Được sự hỗ trợ của Chi cục thủy sản tỉnh, Chi hội nghề cá Giang Xuân đã thả 09 vạn tôm sú và 800 con cua giống với tổng kinh phí khoảng 30 triệu đồng vào vùng bãi giống, bãi đẻ Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đập Tây - Chùa Ma (diện tích 35 ha) nhằm bảo tồn, tái tạo và phát triển số lượng thủy sản.

- Lâm nghiệp: Tiếp tục chỉ đạo công tác vận động Nhân dân tăng cường chăm sóc, trồng mới rừng phòng hộ bờ biển; trồng cây phủ xanh đất trống trên cát. Đến nay, toàn xã có 35,04 ha rừng (rừng phòng hộ 19,88 ha; rừng sản xuất 15,16 ha). Công tác phòng cháy chữa cháy - bảo vệ rừng luôn được địa phương quan tâm thực hiện; đặc biệt là vào mùa nắng nóng, các ngành, các cơ quan chức năng đã tăng cường tuần tra kiểm soát và nâng cao ý thức của người dân về phòng chống cháy rừng; từ đầu năm đến nay trên địa bàn xã không xảy ra cháy rừng.

b) Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất ngành CN-TTCN năm 2023 ước thực hiện 89,61 tỷ đồng, đạt 95,74% KH và bằng 128,43% so với cùng kỳ.

Các ngành nghề sản xuất, kinh doanh cá thể như mộc, nề, cơ khí gò hàn, sửa chữa máy móc, xay xác,...tiếp tục duy trì ổn định. Toàn xã có 251 cơ sở  CN-TTCN, tăng 15 cơ sở so với năm 2022. Ưu tiên hỗ trợ các cơ sở sản xuất chế biến thủy hải sản và nghề may gia công trở thành thế mạnh của địa phương, đem lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Hiện nay, trên địa bàn xã có khoảng 172 hộ may gia công với trên 600 lao động; thu nhập bình quân 6-8 triệu đồng/người/tháng; có khoảng 15 hộ dân đầu tư chế biến thủy hản sản khô theo hình thức thủ công, TNBQ khoảng 25-30 triệu đồng/hộ/năm. Phối hợp với Tập đoàn Quế Lâm đưa vào vận hành máy chế biến miến dong tại HTX Nông nghiệp Mỹ Hải vào tháng 8/2023; đến nay, đã sản xuất thử nghiệm 02 tạ bột dong cho ra 180 kg sản phẩm miến dong; tuy nhiên, do chưa hoàn thiện về khâu kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo; HTX Nông nghiệp Mỹ Hải đang liên hệ với đơn vị kỹ thuật để khắc phục và sớm đưa sản phẩm ra thị trường.

Quan tâm phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn xã như: Cá khô Mỹ Á, Dầu lạc hữu cơ Mỹ Á[11]. Hiện nay, tại địa phương có sản phẩm “Dầu lạc hữu cơ” và sản phẩm “Sấy khô tẩm ướp gia vị thương hiệu Mỹ Á FOOD” đã được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu theo Quyết định số 2633/QĐ-UBND ngày 26/7/2023 của UBND huyện. Từ nguồn vốn khuyến công huyện năm 2022, hộ kinh doanh Trần Văn Đức đã “Ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ”; thu nhập hàng tháng khoảng 20-30 triệu đồng (tăng 2-3 lần so với sản xuất bằng hình thức thủ công), giải quyết việc làm cho 05 lao động tại địa phương.

c) Lĩnh vực Dịch vụ: Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn xã phát triển khá; toàn xã có 289 cơ sở thương mại - dịch vụ (146 cơ sở thương mại, 143 cơ sở dịch vụ), tăng 11 cơ sở so với cùng kỳ năm 2022. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2023 ước thực hiện 110,888 tỷ đồng, đạt 80,04% KH và bằng 120,16% so với cùng kỳ.

Dịch vụ du lịch: Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn khuyến khích, vận động, tạo mọi điều kiện thuận lợi để 07 cơ sở kinh doanh dọc bờ biển Giang Hải nâng cấp, sửa chữa và mở rộng quy mô, nhằm thu hút du khách đến tắm biển, nghỉ mát. Năm 2023, hoạt động du lịch diễn ra khá sôi động, tổng lượt khách nội địa khoảng 81.200 lượt, đạt 104,1% KH và bằng 195,66% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ du lịch ước khoảng 11,368 tỷ đồng.

Dịch vụ thương mại: Mặc dù với sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới tác động trực tiếp đến thu nhập và cung cầu của người dân. Biến động của giá cả nhiều nhóm hàng hóa đặc biệt nhóm giá nguyên, nhiên liệu như điện và xăng tăng cũng gây nhiều khó khăn, bất lợi cho các hoạt động sản xuất, lưu thông và tiêu dùng hàng hóa. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ổn định và các chính sách kích cầu, phát triển kinh tế khiến hoạt động thương mại vẫn cơ bản ổn định; đáp ứng tốt nhu cầu đời sống của người dân trên địa bàn. Qua công tác kiểm tra, nắm bắt tình hình, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn xã không có biểu hiện đầu cơ, găm hàng, tăng giá, ép giá, đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2023 ước 82,5 tỷ đồng, đạt 101,2%KH, bằng 113,34% cùng kỳ.

Dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông (internet, điện thoại), vật tư phân bón, ăn uống, giải khát... đã cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của Nhân dân địa phương. Toàn xã có 40 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (trong đó có 05 nhà hàng tổ chức Hội nghị, tiệc cưới, hỏi với doanh thu từ 40-70 triệu đồng/tháng/nhà hàng); có 23 cơ sở vận tải hàng hóa và hành khách bằng ô tô, gồm: 16 cơ sở vận tải hành khách (số lượt hành khách luân chuyển 90,72 Hk/km), 07 cơ sở vận tải hàng hóa (có 04 xe vận chuyển các mặt hàng vào Nam, mỗi tháng luân chuyển 07 chuyến hàng, doanh thu ước đạt 130-150 triệu đồng/tháng/xe, khối lượng hàng hóa luân chuyển 5.602 tấn/km).

2.2. Tình hình đầu tư phát triển, xây dựng cơ bản

Công tác quản lý đầu tư xây dựng được tập trung chỉ đạo và phối hợp thực hiện theo quy định. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2023 ước thực hiện 101,827 tỷ đồng, đạt 100,11% KH, bằng 101,84% so với cùng kỳ.

* Đối với công trình chuyển tiếp:

- Nguồn quỹ đất huyện: Năm 2023 ngân sách huyện bố trí trả nợ các công trình sau quyết toán và công trình chuyển tiếp đến nay 10 công trình, tổng số vốn  là 1.505 triệu đồng và ước thực hiện 1.505 triệu đồng , đạt 100% KH[12].

- Nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia GNBV: Ngân sách Trung ương: Năm 2023 ngân sách Trung ương bố trí 03 tỷ đồng, bao gồm 04 công trình[13]; ước thực hiện đến 31/12/2023 giải ngân 100% kế hoạch vốn. Ngân sách tỉnh: Năm 2023 ngân sách tỉnh bố trí 553 triệu đồng, bao gồm 04 công trình[14]; ước thực hiện đến 31/12/2023 giải ngân 100% kế hoạch vốn

* Đối với công trình khởi công mới năm 2023:

- Ngân sách huyện: Gồm 02 công trình, tổng mức đầu tư 1.700 triệu đồng[15]; ước thực hiện đến 31/12/2023 giải ngân 100% kế hoạch vốn.

- Ngân sách xã: Công trình Cải tạo sửa chữa Nhà Văn hóa Thôn Nam Trường - Giang Chế, xã Giang Hải với tổng mức đầu tư 443 triệu đồng; ước thực hiện đến 31/12/2023 giải ngân 100% kế hoạch vốn.

* Công trình duy tu bảo dưỡng năm 2023: Công trình Nâng cấp, sửa chữa đường liên thôn thôn 4, thôn Giang Chế với tổng mức đầu tư 300 triệu đồng (thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững); ước thực hiện đến 31/12/2023 giải ngân 100% kế hoạch vốn.

* Đối với các công trình đặc thù: Năm 2023 trên địa bàn toàn xã đã được huyện phê duyệt 06 công trình đặc thù, tổng chiều dài 1.956m, được cấp 272 tấn xi măng, ước thực hiện 30/01/2024 hoàn thành 100%.

2.3. Về giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng được cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giải thích các quy định liên quan để các hộ dân chấp hành bàn giao mặt bằng. Trong năm, đã tổ chức giải phóng mặt bằng 04 tuyến đường theo cơ chế đặc thù và 06 công trình sửa chữa, khởi công mới[16] được Nhân dân đồng tình hưởng ứng; bà con tự nguyện hiến đất, tài sản trên đất để triển khai thực hiện thi công các công trình (không kiểm kê, thống kê đền bù).

2.4. Về củng cố, đổi mới Hợp tác xã

HTX Nông ngư Vinh Giang và HTX Nông nghiệp Mỹ Hải đã thực hiện tốt công tác tổ chức điều hành, sản xuất kinh doanh và các khâu dịch vụ nông nghiệp. Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình đê, đập thủy lợi; xây dựng phương án chống hạn; nạo vét kênh mương phục vụ sản xuất. Cấp phát phân bón, giống lúa, chế phẩm, vôi,... được hỗ trợ cho xã viên. Tổ chức hướng dẫn, vận động Nhân dân gieo trồng, thu hoạch các loại cây trồng vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu theo đúng khung lịch thời vụ. Kết quả phân loại năm 2022, cả 02 Hợp tác xã đều hoạt động tốt. Hiện nay, các Hợp tác xã đã tổ chức tổng kết công tác sản xuất nông nghiệp năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Trong năm 2023, tập thể HTX Nông nghiệp Mỹ Hải và cá nhân Giám đốc HTX Nông nghiệp Mỹ Hải được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen vì đã có thành tích Xuất sắc trong chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.

2.5. Về thu - chi ngân sách

Tăng cường việc chỉ đạo, điều hành công tác thu, thực hành tiết kiệm chi, đảm bảo thu - chi ngân sách đúng Luật. Chủ động xây dựng các nguồn thu mới có tính ổn định, lâu dài, kiên quyết thu nợ các loại để thực hiện tốt nhiệm vụ chi.

Tổng thu ngân sách xã ước thực hiện năm 2023 là: 11.305.866.189 đồng đồng/5.573.000.000 đồng, đạt 202,90% KH, bằng 113% so với cùng kỳ năm 2022, cụ thể:

- Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã hưởng: 3.490.838.189 đồng/1.133.000.000 đồng, đạt 308,1% Kế hoạch và bằng 163,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó:

+ Thu cân đối ngân sách xã: 1.070.222.000 đồng/1.133.000.000 đồng, đạt 94,46% KH; trong đó: Thu cố định tại xã: 150.222.000 đồng/222.000.000 đồng, đạt 67,67% KH; thu điều tiết: 920.000.000 đồng/911.000.000 đồng, đạt 100,9% KH (bao gồm thu tiền sử dụng đất là 600.000.000 đồng);

+ Thu chuyển nguồn: 2.420.616.189 đồng.

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện: 7.817.028.000 đồng/4.325.000.000 đồng, đạt 180,7% KH, bằng 99,4% so với thực hiện cùng kỳ năm 2022.

Tổng chi ngân sách xã ước thực hiện năm 2023 là: 11.305.866.189 đồng/5.573.000.000 đồng, đạt 202,9%KH, bằng 113% so với cùng kỳ năm 2022, cụ thể:

- Chi thường xuyên: 9.564.866.189 đồng, đạt 192% KH và bằng 101,3% so với cùng kỳ năm 2022 (bao gồm chi chuyển nguồn sang năm 2024 là 1.370.668.133 đồng, từ nguồn thu tiền sử dụng đất);

- Chi đầu tư phát triển: 1.743.000.000 đồng, đạt 290,5% kế hoạch.

2.6. Về xây dựng nông thôn mới

Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức thành viên để thực hiện Chương trình xây dựng NTM đảm bảo mục tiêu và hiệu quả. Tiếp tục kiện toàn, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý, Ban Phát triển; đẩy mạnh công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc tham gia thực hiện Chương trình.

Tổ chức phát động phong trào toàn dân chung sức thi đua xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, vận động Nhân dân tham gia đóng góp công sức, tiền của, hiến đất, tài sản trên đất để xây mới, chỉnh trang, nâng cấp công trình giao thông nông thôn, các tuyến đường đặc thù; tu sửa, xây mới nhà ở, công trình phụ (trong năm, xây mới khoảng 55 nhà ở và 45 công trình phụ với tổng mức đầu tư trên 35 tỷ đồng), giữ gìn vệ sinh môi trường, lắp đặt mới, tu sửa hệ thống điện chiếu sáng dài khoảng 5,4 km (lắp đặt mới khoảng 400 m, sửa chữa 05 km); đến nay có khoảng 95% các tuyến đường có điện thắp sáng thường xuyên.

Nâng cao vai trò chủ thể của người dân trong tổ chức thực hiện Chương trình; đẩy mạnh tuyên truyền qua những tấm gương điển hình, các mô hình sản xuất hiệu quả, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của xây dựng nông thôn mới, góp phần động viên Nhân dân tham gia hưởng ứng. Điển hình nhất trong Chương trình xây dựng NTM tại địa phương là mô hình du lịch sinh thái và ươm hoa súng của ông Huỳnh Văn Khanh (thôn 4)[17].

Triển khai thực hiện kịp thời các Chương trình, Dự án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đến Nhân dân; đã đầu tư sản xuất các sản phẩm tiêu biểu như: Cá khô Mỹ Á, Dầu lạc hữu cơ Mỹ Á trong Chương trình mỗi xã có ít nhất một sản phẩm (OCOP); hiện nay, cả 02 sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn 03 sao.

Tiến hành rà soát các tiêu chí quốc gia về xã nông thôn giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh; đến nay xã đạt 16/19 tiêu chí, 03/19 tiêu chí chưa đạt gồm: Giao thông, Trường học, Thu nhập[18].

2.7. Quản lý đất đai, tài nguyên môi trường và trật tự xây dựng

Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường được tăng cường; thường xuyên tổ chức kiểm tra các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai; từ đầu năm đến nay chưa phát hiện vi phạm. Rà soát công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã, đã tiếp nhận 177 hồ sơ (71 hồ sơ cấp mới, 47 hồ sơ cấp đổi, 02 hồ sơ cấp lại do mất giấy, 33 hồ sơ đăng ký biến động, 01 hồ sơ thu hồi, 18 hồ sơ Gia hạn, 03 hồ sơ thu hồi, 02 hồ sơ cấp lại).

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án thu gom và vận chuyển rác thải, hoạt động thu gom rác thải được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo vệ sinh môi trường, không để xảy ra tình trạng tồn đọng tại các địa bàn dân cư và các bãi tập kết rác thải (từ đầu năm đến nay, đã thu gom khoảng 132 xuồng, khối lượng khoảng 1.320 m3); tích cực thực hiện phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”; vận động Nhân dân tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan sạch đẹp. Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức 42 đợt ra quân, thu gom khoảng 345 m3 rác thải với hơn 1.592 lượt người tham gia; có 8,9 km đoạn đường được vệ sinh môi trường sạch sẽ; trên 05 km tuyến đường điện được sửa chữa và thay bóng đèn điện mới; lắp đặt mới tuyến đường điện từ Trụ sở xã đến cầu Nghi Giang với chiều dài 400 m, trị giá 10 triệu đồng; vận động bà con thôn Mỹ Cảnh, thôn 3 và thôn 4 sửa chữa đoạn đường liên xã với chiều dài khoảng 05 km; huy động Hội viên Mặt trận, các đoàn thể trồng 90 cây dừa xiêm tại Trụ sở Nhà Văn hóa, dọc bờ biển xã Giang Hải,…

Công tác quản lý trật tự xây dựng: Chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, lập Biên bản nhằm ngăn chặn tình hình xây dựng trái phép diễn ra. Từ đầu năm đến nay, đã lập Biên bản ghi nhận hiện trường, yêu cầu cam kết tháo dỡ đối với 01 trường hợp tự ý xây dựng lều quán trên đất UBND xã quản lý; phát hiện 02 trường hợp xây dựng nhà ở trái phép, đã lập Biên bản đình chỉ.

Quản lý trật tự công cộng, hành lang ATGT: Tăng cường công tác quản lý trật tự công cộng, hành lang ATGT; tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Thực hiện công tác đảm bảo trật tự công cộng, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông gắn với phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, Ban An toàn giao thông xã đã tổ chức triển khai Kế hoạch tuần tra đảm bảo trật tự công cộng, trật tự đô thị 02 lượt, cho 16 hộ kinh doanh, buôn bán dọc tuyến quốc lộ 49B và bãi biển Giang Hải ký cam kết không vi phạm về TTCC, TTĐT; đồng thời nhắc nhở 11 trường hợp chấp hành nghiêm về TTCC, TTĐT. Phối hợp Đội CSGT-TT, Đội CS PCCC và CNCH tổ chức tuyên truyền 04 lượt tại Trường THCS Vinh Giang, Trường Tiểu học Vinh Giang và tại Nhà Văn hóa xã với sự tham gia của 659 cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh trên địa bàn.

2.8. Văn hóa - Xã hội

a) Văn hóa thông tin, thể dục thể thao

Công tác thông tin, tuyên truyền được thực hiện hiệu quả: Hoạt động của Đài Truyền thanh trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngày càng phát huy hiệu quả; hệ thống các cụm loa phát thanh được phủ kín đến từng địa bàn khu dân cư; chất lượng phủ sóng được nâng lên, thời lượng thu phát sóng ổn định và liên tục (02-03 buổi/90 phút/ngày); Trang Thông tin điện tử của xã đã góp phần cung cấp, giới thiệu nhiều thông tin về tình hình hoạt động, kinh tế - xã hội địa phương, các tin tức thời sự, thuận tiện để cán bộ, công chức xã và người đọc theo dõi, tìm hiểu; từ đầu năm đến nay, số lượt truy cập trang thông tin điện tử của xã theo kênh 612.633 lượt. Tăng cường tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch Covid-19; dịch Sốt xuất huyết; các dịch bệnh khác và đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tiêm phòng vắc xin Covid-19.

Công tác quản lý Nhà nước về văn hóa, bảo tồn di tích lịch s văn hóa được thực hiện tốt. Các thiết chế văn hóa cơ sở từng bước được đầu tư xây dựng, sửa chữa; trong năm, triển khai nâng cấp sửa chữa Nhà Văn hóa 03 thôn, trồng cây xanh, đầu tư cơ sở vật chất bên trong Nhà văn hóa xã; quan tâm bảo tồn các di tích lịch sử địa phương như Nhà Di tích Tỉnh ủy lâm thời, Miếu Mệ Môn, Miếu Nguyên Cửu,…

Các hoạt động văn hóa - văn nghệ, TDTT có nhiều chuyển biến tích cực; nhất là trong dịp tết Nguyên đán diễn ra sôi động, với nhiều hoạt động đã thu hút đông đảo Nhân dân tham gia như hái hoa xuân, bài chòi truyền thống; đã tổ chức thành công giải bóng đá, kéo co, nhảy bao bố, chạy tiếp sức với khoảng 300 huấn luyện viên và vận động viên tham gia, đây là sự kiện có ý nghĩa nhằm tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tham gia các giải thi đấu do huyện tổ chức: Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Phú Lộc lần thứ II, năm 2023, kết quả đạt giải Ba Nữ và xếp vị thứ 5 toàn đoàn; giải bóng đá và giải cờ tướng với 96 vận động viên và hàng trăm cổ động viên tham gia. Thực hiện tốt công tác vận động Nhân dân làm sạch đường làng ngõ xóm, treo cờ Tổ quốc, các cơ quan, đơn vị trang trí bề nổi như băng rôn, cờ, khẩu hiệu trên địa bàn xã trong các dịp Lễ, Tết.

Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Chú trọng công tác xây dựng cơ quan, thôn, gia đình văn hóa; phát huy và giữ gìn những thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa làng xã; mê tín dị đoan và các tệ nạn xã hội khác. Tỷ lệ gia đình được công nhận “gia đình văn hóa” đạt 98,6%; có 06/06 thôn đã được công nhận “thôn đạt chuẩn văn hóa” năm 2023, đạt 100% KH.

b) Về Giáo dục và Đào tạo

Tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học và thực hiện hoàn thành nhiệm vụ năm học 2022-2023 đạt chỉ tiêu về chất lượng giáo dục đã đề ra: Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi ra lớp, tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%[19]. Các trường đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 1 đến lớp 3, lớp 6, lớp 7; tổ chức chức đề xuất danh mục sách giáo khoa, chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 4, lớp 8 trong năm học 2023-2024. Học sinh các trường đã tham gia nhiều Hội thi các cấp và đạt được những thành tích đáng khích lệ[20]. Tiếp tục duy trì kết quả Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, Phổ cập Tiểu học đạt mức độ 3, Phổ cập Trung học sơ sở duy trì đạt mức độ 2, Phổ cập xóa mù chữ mức 2-3.

Tập trung chỉ đạo, đôn đốc công tác kiểm định chất lượng giáo dục và trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch. Đến nay, trường Tiểu học đã có Quyết định công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và hoàn thành việc đánh giá kiểm định chất lượng đạt mức 2; trường Mầm non đang làm hồ sơ công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; trường THCS tiếp tục hoàn thiện theo lộ trình.

Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh như vận động quỹ khuyến học, khuyến tài phát thưởng cho học sinh khá, giỏi, học sinh nghèo vượt khó với trị giá trên 500 triệu đồng.

c) Y tế, Dân số - Gia đình và trẻ em

Công tác khám chữa bệnh: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường áp dụng các biện pháp cận lâm sàng trong khám chữa bệnh và kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại (tỷ lệ Đông Tây y kết hợp 30%). Tổng lượt khám chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân 4.608 lượt; tổ chức khám và điều trị phụ khoa 283 lượt cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Y tế và Dân số; đến nay, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng < 5 tuổi theo cân nặng là 4,22%, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì 0,9%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên 19,67% (giảm 8,11% so với cùng kỳ).

Công tác phòng chống các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng và các dịch bệnh khác cũng được triển khai thường xuyên. Tăng cường khám phát hiện sớm dịch bệnh và có biện pháp xử lý kịp thời; xử lý môi trường sau bão lụt phòng bệnh đường tiêu hóa. Trong năm, tại địa phương đã có 01 ca bệnh Sốt xuất huyết, Trạm Y tế đã phối hợp với Khoa KSBT huyện điều tra và xử lý kịp thời nên không lây lan thành dịch. Tổ chức thau vét bọ gậy hàng quý, phát tờ rơi, ký cam kết hộ gia đình, phun chủ động diệt muỗi phòng bệnh SXH 02 đợt/04 thôn có ổ dịch cũ của năm 2022. Phát hiện 02 ca mắc Covid-19 và đã được điều trị tại nhà ổn định; tăng cường vận động Nhân dân tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo Kế hoạch đề ra.

Về công tác vệ sinh ATTP: Đã tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm, dịch vụ ăn uống giải khát trong các dịp Lễ, Tết và tháng hành động, giám sát chặt chẽ các bữa ăn đông người trên địa bàn xã; đến nay chưa có ngộ độc thực phẩm xảy ra tại địa phương.

Các nhiệm vụ khác: Quản lý và theo dõi chặt chẽ người nhiễm HIV trên địa bàn, tăng cường các hoạt động phòng chống HIV. Xây dựng xã đạt Tiêu chí Quốc gia Y tế xã giai đoạn đến năm 2030 theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế.

d) Chính sách xã hội

Chính sách an sinh xã hội: Công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách, hỗ trợ người nghèo được quan tâm và triển khai kịp thời. Tiếp tục duy trì công tác thăm viếng các gia đình chính sách, có công. Trong dịp Tết, đã phân bổ kịp thời quà Tết của Trung ương, tỉnh, huyện, xã, mạnh thường quân cho mẹ VNAH, các đối tượng chính sách, BTXH, hộ nghèo và cận nghèo,... tổng cộng 2.178 suất, tổng trị giá 785 triệu đồng[21].

Công tác chính sách có công: Từ đầu năm đến nay, đã tiếp nhận 26 hồ sơ chính sách có công thuộc lĩnh vực liên thông cấp huyện[22]. Phối hợp các ngành, đoàn thể, các thôn tổ chức vận động quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” năm 2023 theo Kế hoạch số 213/KH-UBND ngày 03/4/2023 của UBND xã với số tiền 44.070.000 đồng. Triển khai công tác sửa chữa nhà ở cho người có công cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ với 11 nhà, tổng kinh phí hỗ trợ 220 triệu đồng; hiện nay đã có 11/11 nhà hoàn thành sửa chữa theo Kế hoạch và đã giải ngân đưa vào sử dụng. Công tác điều dưỡng đối với người có công và thân nhân người có công luôn được thực hiện kịp thời, chu đáo[23].

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ 27/7; thăm tặng quà cho 10 hộ gia đình Thương binh, gia đình thờ cúng Liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn, trị giá 200.000 đồng/suất; tiến hành trao quà của Chủ tịch nước, UBND tỉnh với 789 suất, tổng số tiền 237.700.000 đồng; cấp phát tiền thờ cúng Liệt sỹ cho 233 người không còn thân nhân chủ yếu với tổng kinh phí 327.600.000 đồng.

Đã tiếp nhận, bàn giao kinh phí hỗ trợ sửa chữa nhà tình nghĩa của quỹ nghĩa tình đồng đội Công an nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho gia đình ông Lê Đổng, thôn Giang Chế là thân nhân đang thờ cúng bà mẹ Việt Nam anh hùng và thờ cúng 02 Liệt sĩ với số tiền 50 triệu đồng. Tiếp nhận và trao 70 suất quà của 01 mạnh thường quân ở thôn Nam Trường cho các gia đình Thương binh và vợ Liệt sĩ, trị giá 300.000 đồng/suất.

Công tác bảo trợ xã hội: Từ đầu năm đến nay, đã tiếp nhận và chuyển cấp trên 136 hồ sơ thuộc lĩnh vực BTXH; cụ thể: 125 hồ sơ thuộc lĩnh vực liên thông BTXH thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện (95 hồ sơ thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng; 30 hồ sơ mai táng phí BTXH); 11 hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp giấy chứng nhận khuyết tật thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND xã.

Phối hợp với Hội người cao tuổi xã tổ chức trao tiền mừng thọ cho các cụ tròn 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 và trên 100 tuổi nhân dịp Ngày Quốc tế người cao tuổi 01/10 cho 191 cụ, số tiền 97.800.000 đồng.

Công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em: Luôn được Đảng ủy, chính quyền và toàn xã hội quan tâm, được coi là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu để bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài của địa phương. Được sự quan tâm của Dự án Zhi-Shan Foundtion, hiện nay trên địa bàn xã có 11 em học sinh (từ lớp 1 đến lớp 12) được Dự án trao học bổng với số tiền 900.000 đồng/em/năm học.

Tổ chức trao tặng hơn 1.300 suất quà Tết Trung thu cho các em thiếu nhi trên địa bàn xã; tổng kinh phí tổ chức các hoạt động khoảng 140 triệu đồng, trong đó huy động từ nguồn xã hội hóa 125 triệu đồng.

Công tác giảm nghèo bền vững: Đã tham mưu Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững xã họp triển khai Kế hoạch số 03/KH-BCĐ ngày 06/03/2023 của Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững xã về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023. Đảng ủy, UBND xã đã tổ chức Lễ phát động phong trào “Dòng họ không có hộ nghèo, hộ cận nghèo”; các dòng họ lớn như họ Huỳnh, Nguyễn Duy, Trần Văn đã quan tâm phát thưởng cho con em trong dòng họ học giỏi hàng năm với hàng trăm triệu đồng và huy động các gia đình có điều kiện giúp đỡ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trong dòng họ; đến nay, các dòng họ này không còn hộ nghèo, cận nghèo.

Được sự quan tâm của đơn vị tài trợ Cộng đồng DCI Việt Nam (dưới sự bảo trợ của Qũy hành trình xanh) đã hỗ trợ kinh phí 50 triệu đồng để xây dựng nhà cho 01 hộ nghèo (cụ bà Trần Thị Hảo, thôn Giang Chế). Tiếp nhận và phân phối 975 suất quà của các cá nhân, tổ chức, mạnh thường quân đến các hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn, trẻ em nghèo hiếu học trên địa bàn xã với tổng số tiền 949,5 triệu đồng.

Triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đến hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo; đã hoàn thiện hồ sơ trình UBND huyện và đang chờ kết quả thẩm định, phê duyệt (bao gồm: 15 hộ đăng ký nuôi gà lai kiến thả vườn, số lượng 2.250 con; 11 hộ nuôi lợn thịt, số lượng 62 con). Phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện tập huấn Chương trình giảm nghèo trên địa bàn xã cho 32 Hội viên Chi hội Nông dân, Phụ nữ.

Đã hoàn thành công tác điều tra, rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn xã; kết quả: Số hộ nghèo giảm còn 40 hộ, tỷ lệ 1,89% (giảm 3,14% so với năm 2022; vượt 1,43% so với KH); số hộ cận nghèo 50 hộ, tỷ lệ 2,36% (giảm 4,24% so với năm 2022; vượt 1,15% KH): Hoàn thành trước 02 năm so với KH huyện giao.

Lao động việc làm: Đảng ủy, chính quyền địa phương luôn tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Hoạt động tư vấn, định hướng đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động được đẩy mạnh. Trong năm, Phòng Lao động-TB&XH huyện đã phối hợp với Công ty hợp tác quốc tế DAYSTRA tổ chức Hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động đi làm việc tại Nhật Bản theo HĐLĐ thuộc cụm các xã khu III tại địa bàn xã với trên 300 lượt người tham dự (gồm đại diện các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, các thôn và lực lượng lao động tại các địa phương). Phối hợp thực hiện tốt công tác vận động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc; từ đầu năm đến nay, có 12/10 trường hợp xuất cảnh đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ, đạt tỷ lệ 120% KH.

Đã phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH huyện, Trung tâm dạy nghề huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã mở lớp dạy nghề chế biến món ăn cho lao động tại địa phương với 30 học viên theo học (kết quả sau khóa học: 18 học viên đạt loại giỏi và 12 học viên đạt loại khá).

Triển khai xây dựng Kế hoạch điều tra cung cầu lao động để chuẩn bị cho công tác thu thập, cập nhật thông tin năm 2023; đến nay, số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động trong độ tuổi 3.794/4.874 lao động, đạt tỷ lệ 77,84%, tăng 4,44% so với năm 2022; số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm 162/148 người, đạt tỷ lệ 109,46%.

2.9. Công tác cải cách hành chính; khoa học công nghệ và chuyển đổi số

a) Công tác cải cách hành chính

Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh; UBND xã đã ban hành hệ thống các văn bản về chỉ đạo CCHC nhằm tạo tính đồng bộ, nhất quán và quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện công tác CCHC tại đơn vị[24]. Đến nay đã triển khai thực hiện hoàn thành 39/39 hoạt động, đạt 100% kế hoạch. Việc tiếp nhận, hướng dẫn, giải quyết và trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính ngày càng được công khai, minh bạch, kịp thời; hoạt động của bộ phận TN&TKQ ngày càng phát huy hiệu quả, công tác giám sát, đôn đốc được thực hiện chặt chẽ, thường xuyên; chất lượng hướng dẫn, phục vụ công dân ngày càng được nâng cao. Năm 2023, đã tiếp nhận 1.379 hồ sơ; trong đó, Hồ sơ đã giải quyết 1.292 hồ sơ (đúng hạn và trước hạn 1.288 hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,7%; trễ hạn 04 hồ sơ, chiếm 0,3%): Hồ sơ giải quyết một cửa là: 948 hồ sơ; hồ sơ giải quyết liên thông là: 431 hồ sơ; đang giải quyết: 87 hồ sơ. 100% hồ sơ tiếp nhận tại Bộ phận TN&TKQ được số hóa, 815 hồ sơ được tiếp nhận mức độ 3, mức độ 4, đạt 59,1% (KH: >= 56%). Duy trì, áp dụng, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 đã xây dựng. Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của tổ chức, công dân đối với CBCC tiếp nhận, giải quyết TTHC tại Bộ phận TN&TKQ xã đạt trên 97%. Từ đầu năm đến nay, UBND xã đã tiếp nhận 42 YKCĐ của UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện; đã giải quyết đúng hạn và trước hạn 34/42 YKCĐ, đạt 80,95%. UBND xã triển khai đến toàn thể cán bộ công chức xã hội thi trực tuyến tìm hiểu công tác CCHC giai đoạn 2021-2025 trong cán bộ, công chức năm 2023 và vận động những người hoạt động không chuyên trách tham gia Hội thi; kết quả: có 29 người tham gia thi hàng tuần với tỷ lệ trả lời đúng 15/15 câu hỏi đạt trên 86%. Năm 2023, kết quả đánh giá, xếp loại công tác cải cách hành chính của UBND xã đã được Sở Nội vụ thẩm định, phê duyệt với 88,66 điểm (xếp loại Tốt).

b) Về Khoa học và Công nghệ

Chỉ đạo các HTX, các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan vận động người dân triển khai thực hiện những mô hình đã chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ như mô hình sản xuất dầu lạc hữu cơ (ứng dụng máy thủy lực ép dầu lạc hữu cơ bằng công nghệ tiên tiến); chế biến thủy hải sản khô; mô hình trồng cây Dong riềng hữu cơ; trồng cây Măng tây; sản xuất chế biến miến dong; kỹ thuật nuôi lợn an toàn sinh học; ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ,… góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thêm nguồn thu nhập cho nhiều hộ gia đình và giá trị sản xuất cho địa phương.

Tiếp tục ứng dụng các tính năng của Dịch vụ đô thị thông minh trên nền tảng di động phục vụ cho xã hội (Hue-S) được tích hợp toàn diện về hồ sơ sức khỏe điện tử, học bạ điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, nền tảng du lịch thông minh,… Đã triển khai Cổng Dịch vụ công trực tuyến cung cấp công cụ cho cá nhân, tổ chức đăng ký sử dụng Dịch vụ công trực truyến qua môi trường mạng với sự tham gia của 100% cán bộ, công chức xã và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Vận động, hướng dẫn và hỗ trợ đăng ký tài khoản định danh điện tử VneID cho Nhân dân trên địa bàn xã.

c) Chuyển đổi số

Chỉ đạo triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình trọng điểm cải cách hành chính gắn với phát triển Chính quyền điện tử hướng tới xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội số với phương châm 4 không - 1 có “Làm việc không giấy tờ; Hội họp không tập trung; Dịch vụ công không gặp mặt; Thanh toán không dùng tiền mặt; Dữ liệu chuyển đổi số”. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản của cấp trên về chuyển đổi số, khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. UBND xã đã ban hành Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 24/02/2023 về “Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng Chính quyền điện tử, hướng đến Chính quyền số trên địa bàn xã Giang Hải năm 2023”; Kế hoạch số 209/KH-UBND ngày 05/5/2023 về “Tuyên truyền Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn xã Giang Hải năm 2023”. Tạo điều kiện để 06 Tổ công nghệ số cộng đồng của 06 thôn trên địa bàn xã tham gia tập huấn các nội dung liên quan khi được cấp trên điều động; đặc biệt, 06 Tổ đã tích cực hoàn thành thu thập dữ liệu địa chỉ số theo kế hoạch đề ra; kết quả đã thu thập định vị nhà ở, danh sách thành viên hộ (ngày, tháng, năm sinh; số định danh) của 2.112/2.107 địa chỉ số và 7.814 khẩu, đạt tỷ lệ 100,24%.

2.10. Về quốc phòng - An ninh, nội chính và giải quyết đơn thư

a) Quốc phòng

Duy trì nghiêm công tác trực sẵn sàng chiến đấu, trực chỉ huy, trực lực lượng; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Công an, cán bộ phụ trách địa bàn Đồn Biên phòng Vinh Hiền, các ngành, đoàn thể nắm chắc tình hình ở các thôn, góp phần bảo vệ an toàn địa bàn nhất là các dịp Lễ, Tết[25]. Xây dựng mới, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống các kế hoạch chiến đấu phòng thủ xã, Phòng chống cháy nổ - cứu sập, PCTT - TKCN, PCCR - BVR, hệ thống kế hoạch theo Nghị định 02/2019/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về phòng thủ dân sự.

Xây dựng và phát triển LLDQ đảm bảo đúng quy định. Trong năm, đã tham mưu kiện toàn 02 đồng chí Tiểu đội trưởng Dân quân cơ động xã, điều động 05 dân quân năm thứ nhất tham gia huấn luyện tại huyện. Tổ chức xây dựng giáo án chính trị, quân sự, đồng thời phối hợp với các xã trong cụm tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị pháp luật cho lực lượng dân quân theo cụm theo đúng thời gian, kế hoạch của huyện; qua huấn luyện và kiểm tra các nội dung 100% đạt yêu cầu (trong đó có 75% đạt khá, giỏi), đặc biệt là đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình huấn luyện. Đăng ký NVQS cho 40 công dân nam trong độ tuổi; tổ chức tốt công tác sơ, khám tuyển và giao quân năm 2023, đã giao 09/08 quân (Bộ Quốc phòng 07 quân; Bộ Công an 02 quân), đạt 112,5% chỉ tiêu. Vận động tiền để tặng sổ tiết kiệm cho thanh niên lên đường nhập ngũ trị giá mỗi sổ 02 triệu đồng. Đồng thời tổ chức đón và gặp mặt, tặng quà cho 09 quân nhân xuất ngũ; thăm hỏi, chúc Tết, trao quà cho 08 gia đình quân nhân đang tại ngũ (mỗi suất trị giá 200.000 đồng).

Tổ chức phát quyết định triệu tập, thông báo, lệnh gọi, gặp mặt động viên, đồng thời đưa 05 đồng chí sĩ quan dự bị và 11 đồng chí hạ sĩ quan, chiến sỹ sang huyện bàn giao cho các đơn vị Trung đoàn bộ binh 6 và Biên phòng tỉnh để tham gia huấn luyện dự bị động viên tập trung năm 2023 theo quy định. Bảo quản, quản lý tốt VKTBKT. Lắp đặt camera theo dõi tủ súng và kẻng báo động theo quy định. Trong năm, đã phối hợp với cán bộ quân khí Ban CHQS huyện xử lý 01 quả đạn cối 81 mm và đạn 105 mm của Mỹ còn tồn đọng sau chiến tranh trên địa bàn đảm bảo an toàn. Tổ chức nghiên cứu và làm mô hình, sáng kiến cải tiến kỷ thuật thông qua phê duyệt với tiêu đề mô hình đường ngắm cơ bản, đường ngắm đúng.

b) An ninh: Tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo ANTT, ATGT trên địa bàn xã. Tình trạng trộm cắp vặt, cờ bạc, rượu chè, gây rối làm mất an ninh trật tự tại địa phương cơ bản được kiềm chế.

Về phạm pháp hình sự: Trong năm, phạm pháp hình sự xảy ra 01 vụ, tăng 01 vụ so với năm 2022.

Vi phạm hành chính về ANTT: Củng cố hồ sơ xử lý VPHC 07 vụ/11 đối tượng (ra Quyết định xử phạt VPHC 04 vụ/04 đối tượng; Công an xã tham mưu Công an huyện xử phạt 03 vụ/07 đối tượng), với tổng số tiền là 69.000.000 đồng[26].

Công tác gọi hỏi, răn đe: Tiến hành gọi hỏi răn đe 19 đối tượng (trong đó: 06 đối tượng về các hành vi sử dụng và nghi sử dụng trái phép chất ma tuý; 05 đối tượng có hành vi gây rối trật tự; 08 đối tượng có tiền án, tiền án).

Về trật tự An toàn giao thông: Trong năm, đã phối hợp với Đội CSGT-TT, Công an huyện tiến hành tuần tra, kiểm soát ATGT 71 lượt, phát hiện 76 trường hợp vi phạm, ra Quyết định xử phạt với số tiền 28.130.000 đồng. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã xảy ra 03 vụ tai nạn giao thông tại thôn Giang Chế và thôn Nam Trường làm 06 người bị thương, 06 xe mô tô bị hư hỏng; đã chuyển Công an huyện xử lý theo thẩm quyền (so với năm 2022 giảm 02 vụ; số người bị thương giảm 03 người số người chết không xảy ra).

Công tác Đăng ký, quản lý phương tiện: Đã tiếp nhận và giải quyết 215 trường hợp (trong đó: Đăng ký mới 190 trường hợp; cấp lại, cấp đổi biển số xe do mất 01 trường hợp; cấp lại, cấp đổi Đăng ký xe 12 trường hợp; sang tên chuyển đến 05 trường hợp; sang tên trong tỉnh 07 trường hợp). Ra Quyết định xử phạt VPHC 04 trường hợp không làm thủ tục đổi lại giấy đăng ký xe theo quy định (sang tên quá hạn), số tiền: 2.000.000 đồng.

Về công tác PCCC và CNCH: Phối hợp thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Tăng cường vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Trong năm, đã tiến hành kiểm tra công tác PCCC và CNCH 24/24 cơ sở kinh doanh gắn liền với nhà ở; phối hợp với đội PCCC Công an huyện tổ chức lớp huấn luyện nghiệp vụ PCCC năm 2023 cho 06/06 đội dân phòng PCCC trên địa bàn xã (hiện nay, có 60/60 thành viên của Đội dân phòng PCCC đã được cấp giấy Chứng nhận về Nghiệp vụ PCCC&CNCH). Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đã xây dựng 01 mô hình “Tổ liên gia an toàn PCCC” tại Đội 5, thôn Giang Chế và 08 mô hình “Điểm chữa cháy công cộng” trên địa bàn xã. Thành lập 06 Tổ “Tổ tuyên truyền vận động PCCC”, vận động người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng “Báo cháy 114”. Vận động 432/1.605 hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy theo Kế hoạch phát động phong trào “Nhà tôi có bình chữa cháy”, đạt tỷ lệ 26,92%.

Tình hình khác: Đuối nước xảy ra 01 vụ tại biển Giang Hải làm chết 02 người; 01 vụ cháu nhỏ bị trâu húc chết tại thôn Giang Chế.

Công tác triển khai thực hiện Đề án 06: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về định danh điện tử, hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1, 2; cài đặt, sử dụng ứng dụng VneID và thực hiện sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tính đến ngày 08/12/2023, tổng thu nhận định danh mức 1 và mức 2 là 5.259 trường hợp, đạt 77,61%; kích hoạt tài khoản định danh điện tử 4.292 trường hợp, đạt 63,34% trên địa bàn.

c) Công tác tổ chức bộ máy

Thường xuyên quan tâm, chú trọng đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đã tạo điều kiện cho đội ngũ CBCC tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, LLCT,… Sau khi sắp xếp ĐVHC và sắp xếp đội ngũ CBCC, đến nay xã gồm 21 cán bộ, công chức (10 cán bộ và 11 công chức); tỷ lệ đạt chuẩn của cán bộ 09/10 người, đạt 90%; tỷ lệ đạt chuẩn của công chức 10/11 người, đạt 90,91% (01 công chức đang học Đại học). Số người hoạt động không chuyên trách xã được giao: 12 người, hiện có: 11 người[27]; số chức danh bố trí cán bộ kiêm nhiệm: PCT Hội CCB xã, Thủ quỹ xã. Số người hoạt động không chuyên trách thôn được giao: 36 người; hiện có: 32 người, trong đó có 04 người kiêm nhiệm: 02 Bí thư Chi bộ, 02 Y tế thôn.

Đẩy mạnh việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiên phong, gương mẫu và kiểm soát được việc thực thi công vụ của của đội ngũ cán bộ, công chức trong phục vụ người dân, doanh nghiệp.

d) Công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư: Công tác tiếp công dân và tiếp nhận, giải quyết đơn thư luôn được chú trọng quan tâm.

Công tác tiếp công dân: UBND xã đã cử công chức Văn phòng - Thống kê tiếp dân thường xuyên tại cơ quan; đồng thời lãnh đạo UBND xã tiếp dân 01 lần vào ngày thứ Năm hàng tuần. Tổng số lượt tiếp từ đầu năm đến nay: 51 lượt; số người được tiếp, số vụ việc: 0.

Công tác giải quyết đơn thư: Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nghiêm túc triển khai các văn bản của cấp trên về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo; kịp thời giải quyết và trả lời những kiến nghị chính đáng của công dân; đồng thời thực hiện đúng, đầy đủ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Do đó, trong năm không có đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, có 05 đơn tranh chấp đất đai (giảm 01 đơn so với năm 2022); các đơn thư kiến nghị phản ánh được Bộ phận TN&TKQ tiếp nhận, phân loại, gửi các ngành chuyên môn tham mưu, xác minh để kịp thời giải quyết.

Kết quả phân loại đơn: Đơn đủ điều kiện thụ lý, giải quyết: 05 đơn; đơn không đủ điều kiện thụ lý, giải quyết: 0.

Kết quả giải quyết đơn thuộc thẩm quyền UBND xã: Đơn đã giải quyết: 03/05 đơn, trong đó giải quyết đúng hẹn 03/05 đơn; đơn trong thời gian thụ lý giải quyết: 02 đơn.

II. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Khó khăn, hạn chế

Lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch tuy có bước phát triển nhưng nhìn chung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới vẫn còn chậm (đặc biệt là tiêu chí Thu nhập bình quân đầu người đạt thấp: Dự ước đến cuối năm 2023 là 37,9 triệu đồng/người).

Các hoạt động hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh” chủ yếu thực hiện theo sự điều động của Đoàn, Hội; chưa có nhiều chương trình lớn, tính lan tỏa chưa sâu rộng và hiệu quả mang lại chưa cao.

Việc giải quyết đơn thư liên quan đến đất đai vẫn còn chậm.

Công tác thu nhận, kích hoạt mã định danh điện tử gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ thu nhận và kích hoạt đạt thấp (tổng thu nhận định danh mức 1, 2 đạt tỷ lệ 77,61%; kích hoạt đạt 63,34%).

2. Nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

Nguồn lực đầu tư toàn xã hội đối với lĩnh vực dịch vụ chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Là xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn, nền kinh tế của địa phương tuy có bước phát triển nhưng chưa đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững; mặt khác, xã cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, xâm thực biển gây thiệt hại lớn đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân.

Các đơn thư tiếp nhận của công dân về lĩnh vực đất đai có nhiều tình huống phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều hộ gia đình; cần nhiều thời gian để xác minh, xử lý nên việc giải quyết vẫn còn chậm.

Nhiều công dân chưa sử dụng điện thoại hoặc có sử dụng nhưng sim không chính chủ gây khó khăn cho công tác thu nhận định danh điện tử. Lượng công dân là người già, khuyết tật, tâm thần, đi nước ngoài, đi làm ăn xa ngoài địa phương chiếm số lượng nhiều dẫn đến tỷ lệ thu nhận thấp. Ứng dụng VNeID bước đầu ứng dụng thực tế nhưng chưa thiết thực, còn nhiều chức năng, còn lỗi phần mềm nên người dân chưa quan tâm cài đặt kích hoạt.

b) Nguyên nhân chủ quan

Lĩnh vực dịch vụ - du lịch tuy có bước phát triển nhưng chủ yếu mang tính tự phát, đầu tư nhỏ lẻ, chưa có chiều sâu.

Việc huy động các nguồn lực trong dân để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới chưa mạnh; người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, cung ứng các dịch vụ, tính chủ động trong tìm tòi, học hỏi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất chưa cao.

Công tác thông tin, tuyên truyền hưởng ứng phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” tuy được đẩy mạnh trên các mặt nhưng hình thức tuyên truyền chưa phong phú; việc định hướng, xây dựng những chương trình lớn còn thiếu; lực lượng ra quân chủ yếu vẫn là cán bộ, đoàn viên thanh niên, học sinh, chưa có sự vào cuộc đông đảo, tích cực từ Nhân dân.

Nhận thức của công dân về định danh và xác thực điện tử chưa đúng, còn chủ quan; công tác tuyên truyền về định danh điện tử chưa sâu rộng; các Tổ đề án 06 ở thôn có hoạt động nhưng chưa quyết liệt, một phần do hạn chế về kinh phí hoạt động, một phần do hiểu biết về công nghệ thông tin của một số thành viên còn hạn chế.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2024

I. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Thu NSNN trên địa bàn: 658 triệu đồng

Trong đó: Thu cân đối ngân sách xã 658 triệu đồng

2. Thu nhập bình quân đầu người: 45,002 triệu đồng

3. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 111,857 tỷ đồng

4. Sản lượng lương thực có hạt: 1.973,57 tấn

5. Tổng sản lượng thủy sản: 1.106,4 tấn

Trong đó: Sản lượng NTTS: 226,4 tấn

Sản lượng đánh bắt thủy sản: 880 tấn

6. Tổng lượt khách du lịch: 117.000 lượt

7. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ xã hội: 94,2 tỷ đồng

8. Số tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới: Phấn đấu đạt 03 tiêu chí (Giao thông, Trường học, Thu nhập)

9. Tỷ lệ hộ nghèo: 1,79%

10. Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 79,02%

11. Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ: 15 người

12. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì: 0,9%

13. Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch: 97,5%

II. CÁC CHƯƠNG TRÌNH KT-XH TRỌNG ĐIỂM

1. Chương trình xây dựng nông thôn mới

2. Chương trình phát triển dịch vụ - du lịch

3. Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

4. Chương trình cải cách hành chính

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Tập trung rà soát, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình trong nước và quốc tế tác động đến tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương để chủ động các phương án, bổ sung kịp thời các giải pháp phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024.

1. Đẩy mạnh đầu tư để phát triển sản xuất, kinh doanh

a) Về nông, lâm nghiệp và thủy sản

Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất theo đúng khung lịch thời vụ; chuẩn bị các điều kiện như vật tư, giống, khâu làm đất, nâng cấp hệ thống kênh mương, đê đập để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, ứng dụng các tiến bộ KHKT, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm; nâng cao chất lượng giống xác nhận, nguyên chủng; nắm bắt, theo dõi, phòng trừ sinh vật, côn trùng gây hại trong sản xuất nông nghiệp. Xây dựng phát triển kinh tế vườn, cải tạo chuyển đổi các loại cây ăn quả, sản xuất rau màu sạch, hình thành vùng trồng rau quả sạch tại đội 1, thôn Giang Chế theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Phát triển sản xuất lúa trên diện tích có điều kiện đầu tư thâm canh, chủ động tưới tiêu; ổn định tổng diện tích lúa 316,97 ha, sản lượng lương thực có hạt đạt 1.973,57 tấn (lúa 1.933,52 tấn, ngô 40,05 tấn); đưa tỷ lệ giống xác nhận vào sản xuất đạt trên 95%. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án cánh đồng mẫu với diện tích 60 ha tại xứ đồng Bãi Trường, Cha Kênh, Hậu Thác và Ông Lễ. Diện tích màu 174,5 ha, trong đó: Lạc 62 ha (riêng lạc hữu cơ 14 ha); dưa các loại 54 ha, sắn 23,5 ha, khoai 13 ha, rau các loại 22 ha. Nhân rộng mô hình trồng cây Dong riềng hữu cơ với diện tích 2,8 ha; 50 hộ tham gia.

Từng bước phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm về số lượng và chất lượng; tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Tiếp tục tái đàn chăn nuôi lợn; tích cực tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm. Tạo điều kiện, khuyến khích các hộ nuôi thực hiện các mô hình sản xuất trong năm 2023 đầu tư mở rộng quy mô để phát triển kinh tế, tăng thu nhập năm 2024. Nâng đàn trâu bò 375 con, đàn lợn 3.995 con, đàn gia cầm 65.000 con.

Chú trọng việc xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm chủ lực; thực hiện hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); đặc biệt tiếp tục đầu tư các sản phẩm tiềm năng như: Chế biến thủy hải sản khô; Tôm sú, cá dìa, cua trứng; Dầu lạc hữu cơ gắn với tổ chức lại sản xuất và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã; đồng thời, xác định Hợp tác xã là đầu mối liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý mặt nước đầm phá và khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phòng chống dịch bệnh, kiên quyết xử lý các trường hợp khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản; vận động ngư dân đầu tư cải hoán ngư lưới cụ, phương tiện theo hướng đánh bắt xa bờ, góp phần tăng sản lượng khai thác tại địa phương. Ổn định diện tích nuôi trồng thuỷ sản 265,58 ha (222,44 ha nước lợ; 43,14 ha nước ngọt; 51 lồng); phấn đấu tổng sản lượng thủy sản năm 2024 đạt 1.106,4 tấn, trong đó: NTTS 226,4 tấn; đánh bắt thủy sản 880 tấn (đánh bắt biển 380 tấn, đầm phá 500 tấn). Triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông năm 2024: Nuôi cá lồng (cá nâu) tại vùng Cửa Cạn với diện tích 300 m2/10 hộ/20.000 con; nuôi cua hộp trong bể xi măng với 240 m2/01 hộ/2.500 con,...

Tiếp tục chăm sóc và bảo vệ rừng phòng hộ bờ biển; thường xuyên theo dõi diễn biến của thời tiết để chủ động PCCCR; trồng cây phủ xanh đất trống trên cát; duy trì tỷ lệ độ che phủ rừng 5,25%.

b) Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Đẩy mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế; ưu tiên các ngành thủ công, nghề truyền thống trên địa bàn như mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, cơ khí, gò hàn,…; đặc biệt khuyến khích các hộ kinh doanh đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật mở rộng và phát triển nghề may gia công, hoạt động chế biến thủy hải sản khô. Hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất cho 251 cơ sở SXKD hiện có và phát triển thêm 05 cơ sở thuộc ngành nghề may gia công, chế biến thủy hải sản khô; đồng thời, lựa chọn, định hướng, hỗ trợ phát triển thương hiệu, mẫu mã sản phẩm và ứng dụng máy móc, công nghệ tiên tiến cho 15 hộ đầu tư chế biến thủy hản sản khô. Phối hợp với cấp trên xây dựng dự án phát triển, hỗ trợ kinh phí đối với mô hình sản xuất miến dong tại HTX Nông nghiệp Mỹ Hải; dự kiến kinh phí xây dựng nhà xưởng, sân phơi và các hạng mục khác khoảng 1,3 tỷ đồng. Vận động thành lập các Tổ Hợp tác xã sản xuất kinh doanh để thu hút lao động, giải quyết việc làm cho người dân. Phối hợp các ngành chức năng mở các lớp đào tạo nghề may công nghiệp đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn lao động có tay nghề cho các nhà tuyển dụng.

c) Lĩnh vực dịch vụ: Nâng cao chất lượng và hiệu quả của các loại hình dịch vụ; phát triển dịch vụ theo hướng chiều sâu; xác định dịch vụ du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có khả năng tạo đột phá cho nền kinh tế. Tăng cường công tác xã hội hóa, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển các điểm du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các yếu tố tự nhiên và văn hóa để xây dựng các điểm dịch vụ, du lịch đã được quy hoạch. Tập trung chỉ đạo các giải pháp cải thiện môi trường và chất lượng dịch vụ du lịch. Khuyến khích và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, đảm bảo hành lang pháp lý cho mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Tiếp tục tạo điều kiện cho các cá nhân thuê đất để kinh doanh, giảm phí và lệ phí trong thời gian đầu kinh doanh. Đưa các quán trên biển đi vào hoạt động có quy mô, chất lượng. Tuyên truyền quảng bá hình ảnh về biển Giang Hải; nâng cao phong cách phục vụ, tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách. Phấn đấu trong năm 2024 toàn xã có 295 cơ sở thương mại dịch vụ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 94,2 tỷ đồng.

d) Chương trình xây dựng nông thôn mới và hoạt động của các thành phần kinh tế

Tăng cường công tác chỉ đạo và tập trung tối đa mọi nguồn lực thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Chú trọng công tác quản lý quy hoạch nông thôn mới theo Đồ án được phê duyệt. Đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước, phát huy vai trò của chính quyền, Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội đối với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục nâng cấp tiêu chuẩn hóa sản phẩm “Cá cơm khô Mỹ Á” và “Dầu lạc hữu cơ Mỹ Á” để tham dự thi và đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Huy động nguồn xã hội hóa của các tổ chức, mạnh thường quân và nguồn lực trong dân, vận động Nhân dân đăng ký làm đường theo cơ chế đặc thù. Duy trì, nâng cao chất lượng 16 tiêu chí đã đạt được một cách bền vững; phấn đấu đạt 03 tiêu chí: Giao thông, Trường học, Thu nhập[28].

Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã; xây dựng mô hình Hợp tác xã nông nghiệp có ứng dụng công nghệ trong sản xuất và tiêu thụ nông sản. Rà soát, tổ chức thực hiện Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, Hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 để tranh thủ nguồn lực và kinh phí hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh, Huyện và các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

đ) Về thu - chi ngân sách: Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã hưởng năm 2024 theo dự toán UBND huyện giao là 658 triệu đồng (thu cân đối ngân sách xã 658 triệu đồng); chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn 7,487 tỷ đồng. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể và Đội thuế để thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhằm đạt và vượt kế hoạch, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chi. Chú trọng việc thu thuế xây dựng nhà tư nhân để tăng nguồn thu; quản lý chi tiêu tiết kiệm, hợp lý, đúng chế độ; ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, hạ tầng phát triển sản xuất, giao thông, y tế,…

2. Đẩy mạnh công tác quản lý quy hoạch, giải phóng mặt bằng; ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển hạ tầng đồng bộ

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng mạng lưới giao thông, thủy lợi, điện, cấp nước..., Phấn đấu huy động tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2024 đạt 111,857 tỷ đồng; thực hiện bê tông hóa trên 95% các tuyến đường thôn, xóm trên địa bàn toàn xã; đảm bảo nguồn điện ổn định, đáp ứng nhu cầu sử dụng và sản xuất kinh doanh; phấn đấu 97% các tuyến đường thôn, xóm đều thắp điện chiếu sáng, 97,5% số hộ dân đều được sử dụng nước sạch.

Thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, minh bạch thông tin, đảm bảo cả nội dung và các hình thức công khai về quy hoạch, kế hoạch đầu tư các Dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã. Huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng, nâng cấp các công trình phúc lợi phục vụ sản xuất, đời sống và sinh hoạt với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Tăng cường giám sát các công trình xây dựng, đảm bảo chất lượng, đưa vào sử dụng có hiệu quả. Rà soát, xây dựng Đề án quản lý, quy hoạch và khai thác sử dụng có hiệu quả quỹ đất công trên địa bàn xã; quy hoạch các khu dân cư xen ghép cho đấu giá nhằm giải quyết nhu cầu về đất ở, thu hút dân sinh, tạo nguồn ngân sách đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội.

Huy động cả hệ thống chính trị thực hiện công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác giải phóng mặt bằng; chú trọng công tác đối thoại, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để các hộ dân chấp hành, bàn giao mặt bằng đảm bảo tiến độ. Phát huy hiệu quả vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội, sự giám sát của Nhân dân đối với các Dự án triển khai trên địa bàn xã.

3. Tăng cường quản lý tài nguyên môi trường và trật tự xây dựng; chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong công tác quản lý đất đai, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và trật tự xây dựng, TTCC, hành lang ATGT. Đẩy mạnh việc cấp mới, cấp đổi giấy CNQSDĐ cho cá nhân và tổ chức. Tuyên truyền, phổ biến những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai, TTXD; các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ để hạn chế các đơn thư và các trường hợp vi phạm phát sinh liên quan. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm đất đai, trật tự xây dựng, TTCC, hành lang ATGT; không để phát sinh, kéo dài. Vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác nhằm cải tạo đất đai, khai thác và sử dụng hết quỹ đất, không để đất hoang hóa, góp phần tăng thu nhập.

Thực hiện có hiệu quả Đề án thu gom và vận chuyển rác thải; đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền việc thực hiện, Đề án “Ngày Chủ nhật xanh” gắn với phong trào “Chống rác thải nhựa”, “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần” bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm đưa các phong trào ngày một lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia. Tiếp tục chỉ đạo và duy trì đều đặn việc thực hiện phong trào vào sáng Chủ nhật hàng tuần; tăng cường công tác vận động Nhân dân, đoàn viên, hội viên thực hiện Chương trình “60 phút Sạch nhà - Đẹp ngõ”, lấy đội hình ra quân thường xuyên làm nòng cốt trong việc thúc đẩy, khơi dậy và vận động toàn dân tham gia hưởng ứng.

Thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia về biến đổi khí hậu. Rà soát, điều chỉnh hệ thống Phương án, các kế hoạch PCTT&TKCN, PCCCR-BVR phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; huy động lực lượng, phương tiện để chủ động ứng phó kịp thời khi có thiên tai, hỏa hoạn xảy ra. Đẩy mạnh công tác thu gom rác thải, hạn chế ô nhiễm môi trường; tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án thu gom rác thải và Đề án “Ngày Chủ nhật xanh” trên địa bàn xã. Nâng cao vai trò tự quản của cộng đồng, giữ gìn bản sắc văn hóa nông thôn, thực hiện nếp sống văn minh, ứng xử văn hóa.

4. Chăm lo phát triển sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế; thực hiện có hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân

a) VHTT - TDTT: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục tuyên truyền công tác phòng, chống các loại dịch bệnh trên địa bàn xã, nhất là dịch Sốt xuất huyết, dịch tay, chân, miệng ở trẻ em. Đẩy mạnh công tác trang trí bề nổi trong các dịp Lễ, Tết; các phong trào VHVN, TDTT, các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc như lễ hội hái hoa xuân, bài chòi, đua thuyền cầu ngư,... đảm bảo gắn kết nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.

 Nâng cao chất lượng truyền thanh cơ sở và Trang thông tin điện tử, đảm bảo trên 98% người dân được nghe chương trình truyền thanh của xã. Chú trọng công tác xây dựng gia đình, cơ quan, thôn văn hóa; đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa năm 2024 là 98,7%, phấn đấu 06/06 thôn đạt chuẩn thôn văn hóa. Khuyến khích, tạo điều kiện để các thôn, các đơn vị thành lập 02 câu lạc bộ thể dục thể thao, giúp người dân luyện tập TDTT thường xuyên và đáp ứng nhu cầu tinh thần của người dân. Tăng cường huy động các nguồn lực để tôn tạo, bảo tồn các di tích văn hoá, nhất là các công trình di tích lịch sử như Nhà Di tích Tỉnh ủy lâm thời, miếu Mệ Môn, miếu Nguyên Cửu...

b) Giáo dục - Đào tạo: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Giáo dục; tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ Nhà giáo; đổi mới phương pháp dạy học, giảm thời gian dạy lý thuyết, tăng cường học tập trực quan sinh động, liên hệ thực tế. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Phấn đấu huy động số trẻ em trong độ tuổi đi học Mẫu giáo đạt trên 92%, 100% trẻ 5 tuổi được đến lớp để chuẩn bị vào lớp 1; học sinh hoàn thành bậc Tiểu học và THCS đạt 100%, học sinh tốt nghiệp THPT đạt trên 98%. Tiếp tục duy trì kết quả Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi, Phổ cập Tiểu học đạt mức độ 3, Phổ cập Trung học sơ sở duy trì đạt mức độ 2, Phổ cập xóa mù chữ mức 2-3.

Tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất trường học, nâng cấp trang thiết bị, đồ dùng dạy học; phát triển mạng lưới trường lớp một cách có hiệu quả, hợp lý nhằm thực hiện đảm bảo các tiêu chí xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc vận động học sinh đến lớp đúng độ tuổi, hạn chế thấp nhất tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, phát huy mạnh mẽ phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và hiệu quả hoạt động của Hội khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng xã; tiếp tục vận động Nhân dân tích cực tham gia phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học. Chú trọng công tác phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Phối hợp với các cấp, các ngành đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo gắn với nhu cầu phát triển của các ngành, lĩnh vực theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

c) Về y tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thái độ phục vụ để thu hút bệnh nhân, hạn chế chuyển tuyến nhằm giảm tải cho tuyến trên. Tăng cường công tác kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại trong khám chữa bệnh. Chú trọng công tác phòng, chống dịch trên địa bàn xã; đặc biệt là dịch Sốt xuất huyết, dịch tay, chân, miệng ở trẻ em. Tiếp tục triển khai công tác tiêm phòng vắc xin Covid-19 cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đẩy mạnh công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, hạn chế tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, xây dựng tốt mô hình cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên. Tăng cường hoạt động có hiệu quả mạng lưới y tế thôn, cộng tác viên dân số. Phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên duy trì 0,9%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đạt 100%, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đạt 4,15%. Quản lý và theo dõi chặt chẽ người nhiễm HIV trên địa bàn, tăng cường các hoạt động phòng chống HIV. Tiếp tục xây dựng xã đạt Tiêu chí Quốc gia Y tế xã giai đoạn đến năm 2030 theo Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09/3/2023 của Bộ Y tế.

d) An sinh xã hội và lao động, việc làm: Triển khai các chương trình, kế hoạch giảm nghèo, giúp nhau phát triển kinh tế; quan tâm chế độ, chính sách của các đối tượng chính sách, già cả neo đơn không nơi nương tựa. Tích cực vận động quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ ngày vì người nghèo, quỹ bảo trợ xã hội,...  Chỉ đạo rà soát đối tượng BTXH đúng quy định bao gồm cắt giảm và xét duyệt mới. Huy động, lồng ghép nhiều nguồn lực để thực hiện Chương trình MTQG về giảm nghèo bền vững. Các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững xã tiếp tục đẩy mạnh công tác hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo theo các chỉ số thiếu hụt giai đoạn 2022-2025; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn xã xuống 1,79% vào cuối năm 2024 (giảm 0,1% so với cuối năm 2023, tương ứng số hộ nghèo 38 hộ (những hộ già cả, neo đơn không nơi nương tựa)), tỷ lệ hộ cận nghèo 2,17% (giảm 0,19% so với cuối năm 2023, tương ứng 46 hộ cận nghèo). Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Tuyên truyền, vận động con em địa phương đi làm việc ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động.

5. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư

Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, giám sát của HĐND, sự quản lý, điều hành của UBND xã về công tác CCHC gắn với cải cách chế độ công vụ, công chức; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quyết định số 2022/QĐ-UBND ngày 22/8/2022 về việc quy định thời gian làm việc hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tiếp tục bám sát, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 của huyện, xã; kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch xây dựng chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông minh, chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Tỉnh ủy, của Huyện ủy về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số các lĩnh vực hành chính công, y tế, giáo dục, văn hóa…. Phấn đấu tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hẹn đạt 100%; 100% hồ sơ được số hóa; kết quả khảo sát mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với Bộ phận TN&TKQ đạt trên 97%; tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận, giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt ≥ 60%. Thực hiện đảm bảo 100% văn bản đi được ký số, luân chuyển và xử lý trên hệ thống Phần mềm Quản lý văn bản điều hành; tăng cường ứng dụng CNTT, các Phần mềm dùng chung trong giải quyết công việc. Duy trì, áp dụng Hệ thống Quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại đơn vị.

Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân thường xuyên, định kỳ để tiếp nhận đơn thư, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật. Tập trung giải quyết có chất lượng các đơn thư phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền, phối hợp xử lý các đơn thư vượt cấp liên quan. Chú trọng công tác hòa giải cơ sở, thường xuyên đôn đốc, nắm bắt thông tin về tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn xã để có giải pháp xử lý kịp thời. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL về tiếp công dân, giải quyết đơn thư, đơn khiếu nại, tố cáo.

6. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và TTATXH

Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của địa phương. Giữ vững ANCT, trật tự ATXH; thường xuyên triển khai các đợt cao điểm tuần tra kiểm soát đảm bảo TTATGT nhằm kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông; tiếp tục thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phòng chống tội phạm. Tiếp tục duy trì và thực hiện nghiêm túc các chế độ về trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ cơ quan, bảo vệ an toàn trong các dịp Lễ, Tết. Chủ động và tổ chức lực lượng đảm bảo tốt trong công tác PCCR-BVR, PCTT&TKCN; nắm chắc, dự báo sát tình hình, bảo đảm an ninh trật tự và an toàn cho người dân, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Bổ sung hoàn chỉnh hệ thống các kế hoạch quân sự; tổ chức thực hiện tốt công tác diễn tập chiến đấu phòng thủ xã năm 2024; tiếp tục sắp xếp, biên chế, bổ sung, kiện toàn lực lượng Dân quân đúng, đủ số lượng, có chất lượng, phù hợp với tình hình địa phương. Tổ chức mở lớp bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho đối tượng 4 trên địa bàn xã. Thực hiện tốt công tác huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị pháp luật cho lực lượng dân quân. Quản lý lực lượng dự bị động viên và thanh niên trong độ tuổi NVQS, thực hiện tốt công tác tuyển quân đối với nam công dân trong độ tuổi theo Luật NVQS, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu trên giao. Tổ chức tốt các hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Phối hợp làm tốt công tác chính sách hậu phương Quân đội, duy trì tốt công tác đăng ký, quản lý, bảo quản vũ khí trang bị, công cụ hỗ trợ theo quy định.

Tiếp tục triển khai quán triệt, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; nâng cao công tác nắm tình hình, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá các thế lực thù địch; tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ. Triển khai thực hiện Kế hoạch nhân rộng công tác chuyển hoá tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý, phấn đấu đến 14/10/2024 trên địa bàn xã phải “làm sạch về ma túy”. Tập trung chỉ đạo quyết liệt và phối hợp thực hiện nhiệm vụ giải tỏa vi phạm hành lang ATGT, lập lại TTATGT; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGT đến với các tầng lớp Nhân dân, nhất là với đối tượng thanh thiếu niên (chú trọng tổ chức tuyên truyền tại các điểm trường). Nghiêm túc thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về định danh điện tử, huy động sự vào cuộc tích cực của 06 Tổ Đề án 06 ở thôn để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.



[1] Vụ Đông Xuân 61,36 tạ/ha; vụ Hè Thu 58,393 tạ/ha.

[2] Diện tích 07 ha; năng suất 43,5 tạ/ha.

[3] Lạc: 60 ha (NS 22 tạ/ha, tăng 04 tạ/ha so với năm 2022); dưa hấu, dưa gang: 52,5 ha (năng suất 200 tạ/ha, tăng 50 tạ/ha so với năm 2022); sắn: 23,5 ha (năng suất 35 tạ/ha, tăng 06 tạ/ha so với 2022); khoai các loại: 13 ha (năng suất 32 tạ/ha, tăng 08 tạ/ha so với 2022); rau các loại: 22 ha (năng suất 200 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với 2022).

[4] Dưa hấu, dưa gang 42,5 ha (giá trị thu hoạch vụ Hè Thu ước 70 triệu đồng /ha); rau muống 7,5 ha (thời gian thu hoạch 5-8 tháng, giá trị thu hoạch ước 160-200 triệu đồng/ha); lạc 09 ha (năng suất 20 tạ/ha); sắn 07 ha (năng suất 35 tạ/ha).

[5] Mô hình trồng cây Dong riềng hữu cơ: 16 hộ hưởng lợi, diện tích 16.000m2; mô hình trồng cây Măng tây: 05 hộ, diện tích 3.000 m2; mô hình trồng dừa Xiêm lùn: Do gia đình ông Trần Thành (Năm Châu) - người con của xã Giang Hải hiện ở tại thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ 10.000 cây dừa giống (trị giá 500 triệu đồng) cho Nhân dân xã nhà để trồng phủ xanh đất trống, cải tạo môi trường, góp phần khôi phục lại làng dừa truyền thống vốn có và phát triển kinh tế địa phương.

[6] Trang trại sản xuất giống lợn quy mô nhỏ theo hướng công nghiệp đối với hộ ông Nguyễn Văn Sĩ, thôn Mỹ Cảnh: Từ đầu năm đến nay đã xuất chuồng 250 lợn giống (trọng lượng bình quân 07-10 kg, giá bán 1-1,3 triệu đồng/con), lãi suất từ 500.000-650.000 đồng/con. Đề án phát triển chăn nuôi lợn an toàn sinh học trên địa bàn xã đối với gia trại ông Mai Khanh, thôn Mỹ Cảnh: Từ đầu năm đến nay đã xuất chuồng 150 lợn giống (trọng lượng bình quân 10-12 kg, giá bán 1-1,2 triệu đồng/con), lãi suất thu được khoảng 75 triệu đồng. Dự án FMCR: Đã xuất chuồng 03 lứa với 180 lợn thịt/30 hộ, cho lãi bình quân khoảng 01 triệu đồng/con.

[7] Từ đầu năm đến nay, đã đã tiêm 760 liều vắc xin tam liên lợn, 290 liều vắc xin tụ huyết trùng trâu bò, 350 liều vắc xin dại chó mèo, 350 liều LMLM và 300 liều viêm da nổi cục ở trâu bò; đang xây dựng KH triển khai tiêm phòng vắc xin LMLM (đợt 2).

[8] Nuôi lợ xen ghép: Tôm 129 tấn; cua 53,5 tấn; cá 14 tấn; nuôi cá nước ngọt: 12 tấn; nuôi lồng: 09 tấn.

[9] Thuyền khai thác biển: Tổng cộng 84 chiếc gồm 44 chiếc dưới 6m, 39 chiếc từ 6-<12m, 01 chiếc từ 15-<24m; số thuyền khai thác thủy sản vùng nội địa: 137 chiếc, gồm 01 chiếc dưới 6m, 90 chiếc từ 6-<12m, 46 chiếc từ 12m trở lên.

[10] Qua tuần tra, đã lập Biên bản tạm giữ 02 xuồng máy, 04 bình điện, 02 máy Cule, 02 bộ kích điện của 02 đối tượng thuộc xã Lộc An sử dụng bình ắc quy để xung kích điện đánh bắt thủy hải sản trái phép. Công an xã đã lập Biên bản vi phạm hành chính, đề xuất Công an huyện ra Quyết định xử phạt hành chính với số tiền 35 triệu đồng. Ngoài ra, lập Biên bản yêu cầu 03 đối tượng thường trú tại xã Vinh Hưng có hành vi cào ốc trái phép trên đầm phá xã Giang Hải thả về lại tự nhiên và cam kết không tái phạm; nếu tái phạm sẽ xử lý theo quy định pháp luật.

[11] Sản phẩm “Cá khô Mỹ Á” của hộ kinh doanh Trần Diệm với thu nhập bình quân 15 triệu đồng/tháng. Sản phẩm“Dầu lạc hữu cơ Mỹ Á” của HTX Nông nghiệp Mỹ Hải đã được đưa ra thị trường với giá bán 230.000 đồng/lít (so với dầu lạc thường 140.000 đồng/lít).

[12] 03 công trình huyện đang tạm dừng giải ngân vốn, tổng số tiền: 430,4 triệu đồng gồm: Công trình Cải tạo, nâng cấp Trụ sở làm việc UBND xã Giang Hải 10,045 triệu đồng; Đường định cư nối dài xã Giang Hải (từ đường định cư đến đường Nam Trường 2; Đường từ Đội 6 đến đường định cư xã Giang Hải) 120,355 triệu đồng; Trường THCS Vinh Giang - Sửa chữa mái, sơn quét nhà 02 tầng, nhà vệ sinh, khu hiệu bộ 300 triệu đồng).

[13] Sân Vui chơi thể thao 03 thôn 357 triệu đồng; Sửa chữa cầu Bến Roi 439 triệu đồng; Nâng cấp, sửa chữa Đường giao thông liên thôn 1-2-3 (giai đoạn 1) 613 triệu đồng; Công trình Hệ thống các tuyến đường giao thông (Đường nhà mẹ - thôn Mỹ Cảnh; Đường từ cây Vông đến nhà ông Cườm, đội 9; Đường từ Đình làng Nam Trường- Chùa Ma; Đường bê tông đội 2 đến nhà ông Luyến, đội 8): 1.591 triệu đồng.

[14] Sân Vui chơi thể thao 03 thôn: 50 triệu đồng; Sửa chữa cầu Bến Roi: 91 triệu đồng; Nâng cấp, sửa chữa Đường giao thông liên thôn 1-2-3 (giai đoạn 1): 111triệu đồng; Công trình Hệ thống các tuyến đường giao thông (Đường nhà mẹ - thôn Mỹ Cảnh; Đường từ cây Vông đến nhà ông Cườm, đội 9; Đường từ Đình làng Nam Trường- Chùa Ma; Đường bê tông đội 2 đến nhà ông Luyến, đội 8): 301 triệu đồng.

[15] Công trình Sửa chữa Hội trường UBND xã Giang Hải; với tổng mức đầu tư 1.300 triệu đồng (thuộc nguồn vốn sự nghiệp, ngân sách huyện); Công trình Nạo vét kênh Hói Chính; với tổng mức đầu tư 400 triệu đồng (thuộc nguồn vốn phòng chống thiên tai năm 2022 ngân sách tỉnh).

[16] 02 công trình sửa chữa: Đường liên thôn 1, 2, 3 và đường từ nhà bà Trần Thị Liệu đến mốc 03 xã; 04 công trình khởi công mới: Đường cây Vông qua nhà ông Cườm; đường đình làng Nam Trường đến chùa Ma; đường đội 7/1 đến nhà ông Luyến; đường từ nhà ông Đỗ Đợi (thôn Giang Chế) đến nhà bà Con (thôn 4).

[17] Gồm 05 cơ sở (diện tích 05 ha); trong những năm gần đây đã giải quyết việc làm cho hơn 15 lao động tại địa phương (10 lao động thường xuyên, 05 lao động thời vụ) và thu hút đáng kể lượng khách du lịch tham quan; đồng thời, xuất một lượng lớn sản phẩm ra thị trường các tỉnh thành trong nước (duy trì 40.000 cây/tháng), doanh thu bình quân 400-500 triệu đồng/tháng.

[18] Giao thông chưa đạt do tiêu chí 2.1, 2.2 và 2.4 chưa đạt: 2.1. Tỷ lệ đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 22,83/27,83 km, đạt 82,03% (chỉ tiêu tiêu chí đạt 100%); 2.2. Tỷ lệ đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm 23/24,27 km, đạt 94,77% (chỉ tiêu tiêu chí đạt 100%). 2.4. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm 12/14,53 km, đạt 82,59 (chỉ tiêu tiêu chí 90%). Trường học chưa đạt do tỷ lệ trường học các cấp (Mầm non, Tiểu học, THCS) chưa đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất theo quy định (các cấp học thiếu phòng chức năng, phòng bộ môn, phòng hiệu bộ,…). Thu nhập chưa đạt vì dự ước đến cuối năm 2023 TNBQ đầu người xã đạt 37,9 triệu đồng (đạt chuẩn trong năm 2023: ≥ 42 triệu đồng).

[19] Kết quả năm học 2022-2023: Trường Mầm non: Bé Chăm đạt 88,2%, bé Ngoan đạt 98%; 79/79 cháu MG 5 tuổi vào lớp 1. Trường Tiểu học: 197/413 học sinh Xuất sắc, 24/413 học sinh HTT, 189/413 học sinh HT 3/413 học sinh chưa hoàn thành, 79/79 học sinh lớp 5 ra trường. Trường THCS: Giỏi chiếm 30,9%; Khá 33,5%; Trung bình 33,9%; Yếu 1,7%; kết quả công nhận tốt nghiệp THCS: 60/60 HS, đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi: MN 91%; TH, THCS 100%; THPT 98%.

[20] Trường Tiểu học: Có 01  học sinh đạt giải Nhì cấp huyện và đạt giải Khuyến khích cấp tỉnh  môn cờ vua, 01 giải khuyến khích cấp tỉnh Đấu trường toán học Vio-ede, 01 giải Khuyến khích cấp huyện hội thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng. Trường THCS: Thi HS giỏi cấp tỉnh đạt 03 giải (01 giải Nhì và 01 giải Ba); thi HS giỏi cấp huyện: Đạt 07 giải (03 giải Nhì, 01 giải Ba, 03 giải KK), Thi ViOedu cấp tỉnh:  01 giải đồng và 01 giải khuyến khích.

[21] Quà của Chủ tịch nước: 416 suất, trị giá 126,3 triệu đồng; quà của tỉnh: 1.323 suất, trị giá 419,1 triệu đồng; quà của Chủ tịch nước và tỉnh tặng người cao tuổi tròn 90, 100 tuổi: 28 suất, trị giá 17,6 triệu đồng (tổng lụa điều 140m); quà của cá nhân, tổ chức, mạnh thường quân: 411 suất, trị giá 222 triệu đồng.

[22] Trong đó, có 14 hồ sơ mai táng phí trợ cấp 01 lần khi người có công cách mạng chết, 12 hồ sơ thờ cúng Liệt sĩ.

[23] Từ đầu năm đến nay, toàn xã có 28 người được hỗ trợ điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe tại Trung tâm Điều dưỡng, chăm sóc người có công trong và ngoài tỉnh.

[24] Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 08/02/2023 về việc công bố lại hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 áp dụng tại UBND xã Giang Hải; Quyết định số 27/QĐ-UBND ngày 01/02/2023 về việc công bố, ban hành mục tiêu chất lượng và kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lượng áp dụng tại UBND xã năm 2023; Kế hoạch số 667/KH-UBND ngày 30/12/2022 về việc tuyên truyền cải cách hành chính năm 2023; Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 11/01/2023 về cải cách hành chính gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh năm 2023; Kế hoạch số 26/KH-UBND ngày 12/01/2023 về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2023; Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 26/01/2023 về rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ thống nhà nước giai đoạn 2022-2025; Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 02/02/2023 Triển khai hoạt động duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động tại UBND xã Giang Hải năm 2023; Kế hoạch số 42/KH-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2023 tự kiểm tra công tác CCHC và thực hiện YKCĐ của Chủ tịch UBND huyện năm 2023; Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 30/01/2023 về kiểm soát TTHC năm 2023; Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 24/02/2023 duy trì và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số đánh giá mức độ hài lòng (SIPAS) năm 2023; Kế hoạch số 422/KH-UBND ngày 20/6/2023 tổ chức triển khai thực hiện nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn xã năm 2023; Công văn số 426/UBND-CCHC ngày 21/6/2023 về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo tại Công văn số 5566/UBND-CCHC ngày 05/6/2023 của UBND tỉnh; Công văn 555/UBND-TTHC ngày 16/8/2023 về việc tiếp tục thực hiện nghiêm công tác tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC; Công văn số 560/UBND-KSTT ngày 17/8/2023 về việc chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác CCTTHC trên địa bàn xã,...

 

[25] Tết Nguyên Đán Quý Mão 2023 (đặc biệt, huy động hàng trăm ngày công lực lượng Dân quân tham gia phối hợp với Công an và Đồn Biên phòng bảo vệ các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao Mừng Đảng, mừng xuân và tết Nguyên Đán Quý Mão đảm bảo an toàn tuyệt đối); kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt nam 03/2; 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước 30/4; 78 năm Ngày cách mạng tháng 8 thành công 19/8 và Quốc khánh nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam,…

[26] Trong đó: Sử dụng trái phép chất ma túy 04 vụ; cố ý gây thương tích 01 vụ; sử dụng súng hơi bắn đạn bi trái phép để săn bắn động vật hoang dã 01 vụ; sử dụng xung kích điện trên tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để đánh bắt thủy hải sản trái phép 01 vụ.

[27] 02 Văn phòng Đảng ủy, 01 PCT UBMTTQVN xã, 01 PCT Hội Nông dân, 01 PCT Hội LHPN, 01 PBT Đoàn TNCSHCM, 02 CHP Ban CHQS xã, 01 phụ trách Nhà văn hóa - Đài truyền thanh, 01 CT Hội CTĐ, 01 CT Hội NCT.

[28] Đối với tiêu chí Giao thông: Huy động các nguồn lực để đạt tiêu chí với nhu cầu vốn 20 tỷ đồng. Tiêu chí Trường học: Nhu cầu vốn để đầu tư cơ sở vật chất Trường học 18,7 tỷ đồng (trường THCS: 6,2 tỷ đồng; trường Tiểu học: 9,1 tỷ đồng; trường Mầm non: 3,4 tỷ đồng). Giải pháp nâng cao tiêu chí Thu nhập: Tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; mở rộng các mô hình sản xuất, nuôi trồng hiệu quả. Đặc biệt, đầu tư đấu nối hệ thống điện phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản; phát triển các mô hình sản xuất: Tôm sú - Cá dìa - Cua trứng, Dầu lạc hữu cơ, chế biến thủy hải sản khô, chế biến miến dong…; khuyến khích, vận động các cơ sở kinh doanh dịch vụ - du lịch, thương mại đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô; hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương; tuyên truyền, vận động con em xã nhà đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ, góp phần tăng thêm thu nhập cho địa phương.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 957.548
Truy cập hiện tại 88